NHỮNG LỖI KHI BẮT ĐẦU KINH DOANH TRỰC TUYẾN
Internet hiện nay như một mỏ vàng cho doanh nghiệp bạn khai thác, với 92 triệu dân, trong đó gần 40% đã sử dụng Internet và số lượng ngày càng tăng lên. Thói quen của người dân cũng dần thay đổi thay vì phải chạy ra ngoài cửa hàng để lựa chọn sản phẩm sang việc mua bán trên mạng. Do đó, các doanh nghiệp mang sản phẩm, dịch vụ của mình tham gia vào thị trường mở ra cơ hội nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào bắt đầu việc kinh doanh trực tuyết một cách dễ dàng và càng khó khăn hơn nữa để thành công khi mà ngày càng nhiều doanh nghiệp bắt đầu tham gia cuộc chơi này. Dươí đây là 5 sai lầm khi bắt đầu kinh doanh online các bạn cần tránh để có thể khai thác tối đa lợi nhuận từ thị trường rộng lớn này.
1. Không xây dựng danh sách khách hàng
Email Marketing là một trong những kênh Marketing hiệu quả nhất đã không còn là một bí mật, do đó không có lí do để doanh nghiệp của bạn không xây dựng một danh sách khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Điều này cho phép bạn gửi những thông tin cho khách hàng về những sản phẩm mới hoặc các chương trình ưu đãi đang diễn ra để họ trở thành khách hàng thân thiết của doanh nghiệp
Hãy cung cấp một giá trị gì đó để đổi lấy địa chỉ Email của họ như đăng ký nhận thông báo sản phẩm mới, miễn phí vận chuyển hoặc các ebook hữu ích trong lĩnh vực mà họ tham gia, tạo ra một thứ gì đó giá trị nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng thì việc xin một địa chỉ Email sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
>>>7 Cách Giới Thiệu Về Doanh Nghiệp
2. Thiếu thông tin hỗ trợ khách hàng
Khi một khách hàng truy cập vào trang web của bạn, bằng mọi cách phải giúp cho họ có thể liên lạc với doanh nghiệp bằng nhiều cách bao gồm có điện thoại, Email, Chat trược tiếp, địa chỉ công ty. Những thống kê này sẽ cho bạn thấy việc đầu tư cho dịch vụ khách hàng là điều cực kì quan trọng
- 40% những người mua hàng từ một thương hiệu cạnh tranh vì danh tiếng của dịch vụ chăm sóc khách hàng
- 55% sẵn sàng chỉ tiền cao hơn cho một công ty có dịch vụ tốt so với sản phẩm có chất lượng tương tự tại các doanh nghiệp khác
- 85 phần trăm sẽ trả tiền nhiều hơn lên đến 25% để đảm bảo một trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt hơn
- 82% doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh vì chất lượng dịch vụ khách hàng không tốt.
- 95% khách hàng sẽ có phản ứng lại với những trải nghiệm xấu và 79% trong số dó là đi nói với người quen của họ về những trải nghiệm xấu đó.
3. Không thử nghiệm với nhiều công cụ quảng cáo
Để tìm ra được một chiến dịch quảng cáo thành công không phải là chuyện một sớm một chiều, do đó điều bạn cần làm là hãy thử nghiệm nhiều công cụ quảng cáo với chi phí ngân sách nhỏ thôi để đo lường hiệu quả của nó. Nhiều doanh nghiệp bán hàng trực tuyến cho rằng Google Adwords là trò chơi duy nhất trong thị trường này. Họ lên ngân sách, tạo ra hàng loạt quảng cáo và click chuột. Điều này có thể làm ngân sách của bạn hết sạch chỉ trong một vài giờ nếu không biết cách tạo ra quảng cáo một cách đúng đắn.
Thực hiện từng bước nhỏ đê thử nghiệm một số mạng quảng cáo như Facebook, Yahoo, Bing,..đây đều là những mạng xã hội có lượng người truy cập rất lớn nhưng có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bắt đầu thử nghiệm nhỏ với nhiều mẫu quảng cáo và biến thể chúng thành nhiều nội dung khác nhau cho đến khi bạn tìm ra được mẫu quảng cáo nào mang lại hiệu quả cao nhất của từng kênh rồi so sánh giữa các kênh với nhau nhằm đánh giá được kênh nào là tốt nhất. Và một khi đã xác định được rằng quảng cáo đến từ nguồn nào mang lại lợi nhuận cao nhất thì hãy bắt đầu tăng ngân sách cho kênh này lên.
4. Dự trữ quá nhiều hàng tồn kho
Nhiều doanh nghiệp cho rằng khách hàng sẽ gõ cửa ngay sau khi họ tạo website vì vậy họ thường dự trữ hàng tồn kho rất nhiều. Nếu việc bán hàng không diễn ra một cách nhanh chóng như họ đã nghĩ thì sẽ dẫn đến việc họ phải tốn thêm nhiều chi phí cho hàng tồn kho là điều hiển nhiên. Việc dữ trự hàng hóa có thể giúp được bạn xoay sở nhiều vấn đề bất ngờ, tuy nhiên cần phải cẩn thận xem xét nhu cầu của khách hàng khi quyết định trữ hàng nếu không bạn sẽ tốn thêm khá nhiều chi phí.
5. Cung cấp giảm giá có báo trước
Thông báo trước việc giảm giá ví dụ như vào thứ 3 hàng tuần sẽ giảm giá 15% có thể phá hỏng việc kinh doanh của bạn. Nếu cung cấp những lần giảm giá như vậy khách hàng sẽ không mua hàng của bạn trong những ngày bình thường mà sẽ cố nán lại chờ đợi đến lần giảm giá tiếp theo. Họ trở nên quen với việc giảm giá này và rất có thể sẽ không mua hàng của bạn nữa nếu như không còn được giảm gí vì họ cảm thấy mình bị thiệt hại. Điều này có thể giết lợi nhuận của bạn và bạn phải làm nhiều hơn để bù đắp vào chi phí chiết khấu, ngoài ra việc giảm giá làm cho bạn giống như đang bị bế tắc và nó có thể làm cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
Post a Comment