Ads (728x90)

Một nghiên cứu của Nielsen Norma, Group cho thấy rằng người dùng ở lại một trang web trung bình chỉ từ 10 đến 20 giây. Khách truy cập sẽ ở lại lâu hơn khi họ tìm thấy cái gì đó giá trị ngay lần gặp đầu tiên. Đối với doanh nghiệp, thời gian chính là vàng. Một số yếu tố có thể làm trang web của bạn giảm giá trị, dưới đây là 11 lý do website không bán được hàng mà bạn cần biết nhằm tìm ra ngày cách khác phục để giúp cho người dùng dễ dàng tương tác và mang lại lượng truy cập cao hơn.

TẠI SAO WEBSITE CHƯA MANG LẠI LỢI NHUẬN?

11 Lý Do Website Không Bán Được Hàng
Lý do gì trang web bạn không bán được hàng?
1. Hình ảnh chất lượng thấp
Chắc chắn nhiều người đã biết đến sức mạnh của hình ảnh trong việc truyền đạt. Trong một nghiên cứu vào năm 1986 của trung tâm quản lý nghiên cứu hệ thống thông tin trường đại học Minnesota đã cho thấy rằng việc sử dụng hình ảnh trực quan có thể tăng sức thuyết phục lên đến 43% . Tiềm năng của một trang web bị kìm hãm lại bởi những hình ảnh kém chất lượng. Chuyên gia Marketing Govind Agarwal khuyến cáo nên có những hình ảnh chất lượng cao để thu hút sự chú ý của người xem, tăng thêm số lượng người chia sẻ và thậm chí có thể thúc đẩy việc SEO, đặc biệt là việc SEO hình ảnh nếu như hình ảnh được gắn thương hiệu.

2. Thiếu ý kiến đánh giá hoặc xác thực
Nếu trang web của bạn không có những lời xác thực, đánh giá thì bạn đang bỏ lỡ một công cụ tiếp thị dễ dàng và hiệu qủa. Khách hàng bây giờ họ rất thận trọng, với sức mạnh của sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể là không đủ. Tuy nhiên, ý kiến có thể giúp tạo niệm tin cho dịch vụ của công ty và dập tắt những lo ngại của khách hàng thì không có lý do gì mà website bạn không bán được hàng.

3. Thiếu hiểu biết về màu sắc
Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc bán hàng trên trang web công ty chính là màu sắc của nó. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng thông tin và màu sắc liên quan đến nhau. Nhiều chủ doanh nghiệp có lẽ đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, một thương hiệu mạng mẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua được sự cạnh tranh và giúp cho người tiêu dùng ngay lập tực nhận ra sản phẩm của bạn trên thị trường. Tuy nhiên bạn có thể mất đi uy tín với một website thiếu chuyên nghiệp và đây là một hướng dẫn khá chi tiết về việc sử dụng màu sắc trên Smashing. Hãy xác định những gì mà thương hiệu của bạn cần truyền đạt cho khách hàng và chắc chắn rằng trang web của bạn có một màu sắc thích hợp với nó.

4. Thông tin lỗi thời
Một trong những lý do website bạn không bán được hàng là khi độc giả kéo xuống dưới của trang web nơi ghi ngày xuất bản, nó có phải là thời điểm gần nhất không? Một trang web trông lỗi thời thì chắc chắn khách hàng sẽ tắt nó ngay chưa đến 10 giây. Khách hàng muốn thấy được sự nỗ lực của doanh nghiệp mang lại cho khách hàng và việc thường xuyên bổ sung nội dung cho trang web cũng nằm trong số đó.

5. Khó tìm thấy
Các trang web tốt nhất trên thế giới sẽ là vô dụng nếu như không một ai tìm thấy nó. Một chủ doanh nghiệp không biết nhiều về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm để phát triển trang web giúp cho các công cụ tìm thấy một cách dễ dàng. Do đó, bạn cần phải đề nghị họ một tên miền, một trang web được tối ưu hoá hoàn thiện như tiêu đề, nội dung hoặc từ khóa một cách hiệu quả hoặc bạn có thể tìm hiểu về khóa học seo để tự làm cho doanh nghiệp của mình, tiếp cận khách hàng đang tìm kiếm thông tin về lĩnh vực bạn đang họat động.

6. Không thân thiện với thiết bị di động
Một trang web kinh doanh có thể giống như một tác phẩm nghệ thuật khi ở trên máy tính nhưng nếu bạn không quan tâm đến vấn đề này thì nó có thể là thảm họa khi xem trên các thiết bị di động. Với những khách hàng sử dụng điện thoại cho thấy nhu cầu của họ đang thật sự cao do đó bạn sẽ mất đi nhiều đơn đặt hàng khi không phát triển tốt chức năng hiển thị trên thiết bị di động. Shopify là một Platform thương mại điện tử hàng đầu đã thấy rằng khoảng 50% các hóa đơn mua sắm được thực hiện trên các thiết bị di động.

7. Khó tìm kiếm thông tin liên lạc
Đã bao giờ nhân viên của một cửa hàng dường như biến mất? Đối với một công ty bán lẻ thì việc này không bao giờ nên xảy ra và trực tuyến cũng như vậy. Nếu một khách hàng có một câu hỏi hoặc yêu cầu giúp đỡ thì thông tin liên lạc của trang web nên được dễ dàng tìm thấy. Sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua việc chat trực tiếp có thể giúp một doanh nghiệp tương tác tốt hơn với khách hàng, giảm chi phí và tăng doanh số bán hàng.

8. Không tập trung đúng hướng
Khách hàng truy cập vào trang web khi học đang có nhu cầu và tìm những câu trả lời mà họ đang thắc mắc, họ muốn tất cả phải được tập trung cho họ. Sử dụng những câu hỏi đáp FAQ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bạn nên làm nổi bật những câu hỏi mà nhiều khách hàng đang thắc mắc với những câu hỏi kịp thời và hãy đơn giản hóa trải nghiệm của người dùng bằng một nhấp chuột, khách hàng luôn muốn nhanh chóng và những thông tin hữu ích.

9. Yêu cầu đơn đăng ký đầu tiên
Buộc người dùng phải đăng ký trên trang web trước khi họ có thể truy cập vào trang web có thể gây cho khách hàng cảm thấy khó chịu, nó chính là một rào cản tạo ra giữa khách hàng và sản phẩm của công ty. Theo trải nghiệm người dùng Blog thì khách hàng không muốn hình thức đăng ký vì họ sẽ do dự trong việc cung cấp thông tin cá nhân vì sợ bị nhận thư rác. Trong nhiều trường hợp, khách hàng cho rằng sẽ không có giá trị gì khi mà họ phải chia sẻ một địa chỉ Email của mình. Đừng bắt ép khách hàng làm điều gì đó họ cảm thấy không thỏi mái khi truy cập vào trang web.

10. Âm thành và Video tự động
Một trong những điều làm phiền khách truy cập trong một trang web đó là việc để những âm thanh hoặc Video phát tự động. Trong một bài viết, Troy Dreier là biên tập viên của StreadingMedia đã viết: " Các trang web sử dụng quá mức Autoplay nó đã làm ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực Video Online". Nhưng thật sự không may là các doanh nghiệp đang thất bài về doanh thu vẫn còn hạnh phúc trong việc cung cấp các quảng cáo Autoplay. Để tránh gián đoạn trải nghiệm đọc của độc giả, giới hạn một Clip khoảng 5 giây hoặc ít hơn và cung cấp một nút tạm dừng, dừng lại nếu như nó chạy lâu hơn.

11. Thời gian tải trang chậm
Khách hàng đa số đều là những người thiếu kiên nhẫn, ngay cả khi đối với một trang web được PR với đầy đủ với các công cụ quảng cáo, thì nó vẫn có thể nhận được tỷ lệ Bounce Rate cao nếu như thời gian tải trang làm độc giả đợi quá lâu. Khách truy cập luôn coi trọng thời gian của họ, do đó bạn cần xây dựng một trang web phục vụ nhu cầu của họ một cách nhanh chóng. Nén hình ảnh và các tệp tin nhỏ nhất có thể để đảm bảo thơi gian tải trang nhanh hơn. Sử dụng một số công cụ như Gtmetrix hoặc Pagespeed để tối ưu hóa tốc độ của trang web.

Nguồn: entrepreneur

Post a Comment