Mạng xã hội là một trong những công cụ tuyệt vời để làm Marketing, cho phép các tổ chức có thể tiếp cận với người dùng Internet và giới thiệu về văn hóa của công ty cũng như những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Tuy nhiên, nhiều công ty không đạt được những thành công mà họ mong muốn với những chiến dịch Mạng xã hội bởi những gì họ tạo ra không ai quan tâm, dẫn đến số lượng người theo dõi doanh nghiệp trên các Mạng xã hội này rất thấp và dễ bị quên lãng. Do đó, bạn cần biết những lý do khách hàng không theo dõi bạn trên mạng xã hội để có cách phòng tránh hiệu quả.
TẠI SAO BẠN KHÔNG ĐƯỢC ĐỘC GIẢ THEO DÕI
1. Bạn không ở đúng nơi mà khách hàng muốn tìm thấy
Nhiều khách hàng khác nhau đang tìm kiếm nhiều công ty khác nhau trên những Platform hoàn toàn khác nhau, với phần lớn các công ty hiện nay đều được mong đợi tìm thấy trên mạng xã hội Facebook. HubSpot đã đưa ra kết quả là 84% khách hàng muốn tìm thấy công ty họ mong đợi trên Facebook trong khi đó là 64% trên Twitter. Đứng thứ ba đôi khi sẽ khiến bạn bất ngờ thực sự vì đó không phải là Google, Instagram hoặc Pinterest mà chính là Youtube. Do đó, khi doanh nghiệp bạn tạo một tài khoản mạng xã hội thì bạn cần cân nhắc khách hàng của bạn là ai và mạng xã hội nào họ sẽ sử dụng.
2. Khách hàng không biết doanh nghiệp bạn tồn tại
Việc tạo một tài khoản đơn giản trên một Platform mạng xã hội nào đó chắc chắn là chưa đủ, bạn cần phải cập nhật chúng thường xuyên bằng các bài đăng, nội dung mới và tương tác với các cá nhân. Ngoài ra, cuộc khảo sát của HubSpot đã cho thấy khách hàng mong đợi các tổ chức có mặt trên ba hoặc 4 Platform mạng xã hội. Điều này rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú ý tuy nhiên cũng đừng vì thế mà lạm dụng chúng. Trong thực tế, sử dụng một vài mạng xã hội chất lượng sẽ mang lại nhiều kết quả hơn việc ôm tất cả các Platform mà không chăm sóc nó.
3. Không có lí do nào để khách hàng theo dõi
- Doanh nghiệp bạn có gì để khách hàng phải theo dõi?
- Họ có được giải trí, thư giãn?
- Họ có được giải đáp thắc mắc?
- Họ có được thấy những điều mà nơi khác không có?
Sử dụng mạng xã hội làm cho những người theo dõi thấy được sự cá nhân hóa của thương hiệu. Ví dụ, Zappos cho các Fan trên Facebook của mình truy cập vào các nội dung độc quyền, đặc sắc. Dòng thời trang cao cấp Oscar de la Renta đã cho những người theo dõi trên Instagram một phần của bộ sưu tập mùa thu năm 2013 trước khi nó được phát hành chính thức. T-Mobile sử dụng mạng xã hội để trả lời tất cả các câu hỏi của khách hàng. Hãy xem xét những gì mà khách hàng của bạn đang tìm kiến trên mạng xã hội và cung cấp cho họ một lý do để kết nối với doanh nghiệp cuả mình.
4. Nội dung như nhau trên tất cả các Platform
Điều này khá rõ ràng khi các doanh nghiệp đang sao chép và đăng một nội dung tương tự trên nhiều Platform mạng xã hội. Tuy nhiên, những gì tốt trên Facebook chưa chắc nó đã phù hợp với Twitter và khách hàng chắc chắn không muốn bạn cứ kể đi kể lại một câu chuyện. Trong vấn đề này thì chắc chắn khó có thể tránh được sự lặp lại vì thương hiệu cần phải có sự nhất quán, tuy nhiên nên có những bài viết cụ thể cho từng trang mạng xã hội.
5. Giao tiếp quá máy móc
Nếu nội dung có quá trang trọng đôi khi nó làm cho người theo dõi cảm thấy khó chịu, các doanh nghiệp nên có những nội dung thực tế mà tất cả mọi người đều có thể hiểu được. Vừa hài hước, vừa gần gũi với các khách hàng mình nhắm đến, ưu điểm lớn nhất của mạng xã hội đó chính là khả năng gần gũi và vui nhộn. Pizza Hut là một ví dụ điển hình với việc sử dụng Twitter để tạo nên các câu chuyên vui, bắt đầu các cuộc trì chuyện, tương tác với người dùng. Họ retweet những người theo dõi của họ và giữ một ngôn ngữ hết sức phổ biến với các Tweet.
Nguồn: Social Media
Post a Comment