Bài viết này không chỉ nói đến việc xây dựng liên kết nội bộ mà còn đề cập đến các lỗi mà bạn thường hoặc nghĩ rằng nó không quan trọng. Mình không đề cập đến những kỹ thuật SEO mà bạn đã nghe ở các Blog khác, ở đây mình sẽ nói đến một thực tế mà nhiều bạn đi làm SEO mắc sai lầm khi mà nó đóng vai trò quan trọng đối với việc xếp hạng website. Và đó chính là liên kết nội bộ hay còn gọi là Internal Links, yếu tố mà nhiều bạn đã bỏ qua trong việc Onpage, mình sẽ mô tả tất cả về việc xây dựng liên kết nội bộ và xây dựng đúng cách để có thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
CÁCH XÂY DỰNG INTERNAL LINK HIỆU QUẢ
Xây dựng liên kết nội bộ là gì?
Xây dựng liên kết nội bộ là kỹ thuật của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm khi bạn liên kết một bài viết đến bài viết khác nhằm tăng tính khả dụng của trang web cho nguời đọc và cung cấp nhiều nội dung liên quan hơn.Nói một cách đơn giản, xây dựng liên kết nội bộ là quá trình kết nối 1 trang hoặc 1 bài viết với một 1 trang, 1 bài viết trong cùng một trang web với những nội dung liên quan bởi một liên liên kết.
Tại sao chúng ta cần xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả?
Xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích và đặc biệt là giúp bạn có thể tăng được thứ hạng, chúng ta có thể kể đến một số lợi ích của việc xây dựng Internal link đúng cách.
1. Điều hướng hợp lý
Liên kết nội bộ trên một bài đăng, một trang giúp người truy cập có thể truy cập vào những trang khác, họ đọc gì, hành động gì trên website là do bạn thông qua các liên kết nội bộ.
2. Cung cấp các nội dung có liên quan cho người đọc và công cụ tìm kiếm
Với liên kết nội bộ bạn có thể giới thiệu với người đọc những bài viết, thông tin khác trên trang web liên quan và bổ sung những nội dung mà họ đang đọc. Bên cạnh đó cũng thông báo với những con Bot những nội dung tương tự, giúp tăng độ tin cậy của website với công cụ tìm kiếm.
Ví dụ mình có một bài viết Cách tạo website bằng Blogspot thì trong bài viết đó mình cung cấp thêm một đường liên kết qua bài viết Cách tạo website bằng Weebly như vậy mình dã giúp cho nguời đọc cũng như con Bot biết rằng mình có những bài viết khác liên quan, cùng chủ đề.
3. Giúp giảm tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
Khi người truy cập và đọc một bài viết trên Blog của bạn và tìm ra một liên kết trỏ đến một bài viết khác có nội dung liên quan hoặc một cuộc thảo luận nào đó với mục đích giữ họ lại lâu hơn trên trang web của bạn, điều này làm giảm tỷ lệ thoát.
4. Chia sẻ giá trị cho trang khác
Khi một trang trên web của bạn có thứ hạng cao, có độ uy tín, độ mạnh nhất định lúc đó bạn có thể chọn nó là nơi liên kết đến các bài viết liên quan trong trang web, nhưng trang có thứ hạng thấp hơn. Điều này giúp chia sẻ giá trị của chính nó cho những trang được liên kết đến, thì việc tăng thứ hạng dễ dàng hơn.
Xây dựng liên kết nội bộ là một phần của nghệ thuật SEO, việc này giống như bạn xây dựng Backlink cho Blog của bạn nhưng chỉ giới hạn trang Blog. Nó làm được mọi thứ như Backlink vậy từ việc chia sẻ giá trị đến việc mang lại nhiều lượng truy cập hơn và nâng cao thứ hạng tìm kiếm. Để tạo được các liên kết nội bộ hiệu quả, bạn cần phải đi theo những quy tắc sau đây.
1. Có nhiều nội dung
Để có nhiều liên kết và nhiều Index bạn cần có nhiều nội dung. Bạn không thể chỉ có 10 bài viết mà đã bắt đầu xây dựng liên kết, như vậy bạn sẽ không có nhiều liên kết nội bộ, ngoài ra nó rất khó trỏ về nhưng nội dung khác nếu như 10 bài viết không cùng một chủ đề. Do đó, bạn phải viết nội dung thôi. Với số lượng nội dung lớn trên trang web bạn có thể liên kết chúng với nhau một cách dễ dàng.
2. Liên kết các bài viết, trang và liên kết ngược
Các trang web, bài viết trong Blogspot chúng trông giống nhau như thực sự có sự khác nhau giữ Page và Post. Ví dụ những trang như đăng ký, giới thiệu, chính sách thường được sử dụng là Page, còn những bài viết bạn thường đăng hàng ngày sẽ sử dụng là Post. Và thường các Page không được hiện ở trang chủ, do đó bạn muốn đưa chúng lên thứ hạng cao thì bạn cần phải đưa chúng ra trước "ánh sáng của Google". Do đó, bạn cần liên kết đến nhưng Page này trong các bài Post của bạn. Bạn có thể liên kết các dịch vụ mà bạn cung cấp trong bất cứ bài viết, hay trang nào miễn sao chúng có nội dung liên quan đến nhau. Tương tự như vậy, bạn có thể liên kết các bài Post trong các Page.
3. Liên kết nhưng trang có độ uy tín cao đến nhưng trang thấp hơn
Để tận dụng hết giá trị của liên kết nội bộ bạn cần chia sẻ giá trị của những trang có độ uy tín, độ mạnh cho một trong những trang có độ uy tín thấp hơn. Mình khuyên bạn nên sử dụng Open Site Explorer của SEOMoz và làm theo các bước sau:
- Đi đến Open Site Explorer
- Nhập Url của bạn vào
- Nhấp chuột vào Top Pages bên cột trái
Bây giờ bạn có thể biết được chỉ số như Page Authority và bạn có thể bắt đầu liên kết các trang này đến các trang yếu hơn, có chỉ số PA thấp hơn.
4. Sử dụng Anchor Text thích hợp
Việc lựa chọn đúng Anchor text giúp các liên kết nội bộ của bạn được mô tả chính xách nội dung trước các con Bot của Google. Bạn cũng có thể giúp người đọc biết họ sẽ mở ra cái gì với đường link đó. Trong trường hợp bạn muốn nó sáng tỏ hơn thì bạn có thể thêm vài dòng mô tả. Với phần Anchor text này mình có một lời khuyên cho bạn về việc tối ưu quá mức Anchor text. Google xem việc các text chính xác như nhau mô tả về một liên kết là Spam. Bạn không nên mô tả chính xác như tiêu đề bài viết mà nên sử dụng các text gần đúng, đa dạng hóa.
5. Nội dung có liên quan
Như mình có đề cập đến ở trên liên kết nội bộ cần những nội dung liên quan. Bạn không thể liên kết từ một trang về xe đến một trang về động vật, tương tự Internal link cũng vậy. Trong trường hợp bạn có một trang có nhiều nội dung như tin tức với nhiều chủ đề bạn không cần phải liên kết đến các nội dung không liên quan.
6. Do follow cho các liên kết nội bộ
Khi bạn liên kết với các bài viết trên một trang web bạn cần Bot thu thập tất cả các dữ liệu. Trong bài viết, do đó các liên kết nội bộ nên cho phép được quét qua một cách tự do. Vào năm 2005, liên kết No follow dược đưa ra và hiện nay được sử dụng như việc ngăn việc chia sẻ giá trị của trang cho những liên kết đi ra ngoài. Do đó Do follow cho toàn bộ Internal link là điều tốt bạn nên làm.
7. Đừng cố tạo ra liên kết nội bộ
Như bạn đã thấy được lợi ích của các liên kết nội bộ trên trang web của bạn vậy con chần chừ gì nữa mà không làm thêm vài chục liên kết nội bộ. Đó là sai lầm bạn không nên mắc phải, bạn không nên cố nhồi nhét quá nhiều liên kết. Không ai biết chính xác bao nhiêu liên kết nội bộ bao nhiêu là đủ trên một bài viết nhưng bạn nên cân nhắc giá trị của chúng nhận được là bao nhiêu khi chia sẻ nhiều như vậy.
Những công cụ giúp bạn xây dựng liên kết nội bộ:
Để làm Internal link hiệu quả bạn có thể sử dụng một số Tool và Plugin. Tất nhiên sẽ không cần thiết nếu như bạn đang sở hưu một Blog nhỏ hoặc một trang web với chỉ vài chục bài viết. Bạn cũng không cần sử dụng đến công cụ nếu như bạn đã định hướng và xây dựng nó ngay từ đầu. Mình giới thiệu với các bạn một số Tool và Plugin WordPress phổ biến để xây dựng liên kết nội bộ và xử lý các liên kết hỏng.
- No follow Plugin: đây là Plugin cho phép bạn kiểm toán toàn bộ liên kết do follow hay no follow, các thẻ Tag.
- Internal Link Building Plugin: công cụ hỗ trợ tạo liên kết nội bộ một cách tự động với những bài viết đã xuất bản.
- Internal Linking For Scheduled Posts: một công cụ giúp cho bạn tạo hệ thống liên kết nội bộ cho các bài đăng đã lên lịch xuất bản.
Xây dựng hệ thông liên kết nội bộ có ý nghĩa riêng của nó. Như những gì mình đã nói liên kết nội bộ không đúng cách có thể làm hỏng chiến lược SEO của bạn. Với việc xây dựng đúng cách và tỷ lệ hợp lý giữa liên kết nội bộ và liên kết ra ngoài, chắc chắn website của bạn như một cuốn sách tốt trong mắt của Google. Với những chia sẻ của mình về liên kết nội bộ hi vọng bạn có thể phục hồi được thứ hạng đã mất, lên hạng bởi vì chưa có chiến lược về xây dựng Internal link, chúc các bạn thành công.
Post a Comment